http://ckdl.blogspot.com; FACEBOOK: VN Dermatology

Monday, March 27, 2006

THUOC ĐIEU TRI SAM DA


Người soạn: BS. Từ Tuyết Tâm

Phân loại
Phenolic : Hydroquinon
NCAP
Non – Phenolic: Tretinoin
Adapalene
Corticoid bôi
Azelaic acid
Arbutin
Kojic acid
Licorice extract

Hydroquinone
- Chất hoá học là hydroxyphenolic
- Tiêu chuẩn vàng của điều trị tăng sắc tố trên 50 năm.
- Cơ chế: ức chế enzyme tyrosynase, giảm chuyển DOPA thành melanin
- Nồng độ: 2- 10%. Ở Mỹ và Canada 2% : thuốc OTC
3-4% : kê toa
- Kết hợp thuốc chống oxy hoá như: Vit C , retinoid, AHA làm tăng hiệu quả.
- Tác dụng phụ: Ngứa,viêm da tiếp xúc dị ứng, thay đổi sắc tố móng, tăng sắc tố sau viêm do viêm da tiếp xúc, giảm sắc tố da xung quanh.

Azelaic acid
- Là 1 acid dicarboxylic 9 C
- Sử dụng khi phát hiện chủng Pityrosporum có thể oxy hoá AB không no thành dicarboxylic acid, ức chế cạnh tranh với tyrosinase
- Sử dụng đầu tiên điều trị acne do ức chế tyrosinase →điều trị rám má, đồi mồi ác tính, các rối loạn tăng sắc tố khác.
- Hiệu quả đv các bệnh tăng sắc tố do yếu tố vật lý hoặc quang hoá học, bướu ác tính cũng như các RL khác đặc trưng bởi sự tăng bất thường tế bào sắc tố.
- Cơ chế: Ức chế tổng hợp DNA và enzyme phân bào → gây ra tác dụng độc tế bào đối với tế bào hắc tố
- Không gây giảm sắc tố da xung quanh, tàn nhang, lentigo người già và nevi. Sự chuyên biệt này do tác dụng chọn lọc của nó trên tế bào sắc tố bất thường
- Tác dụng làm tăng sắc tố sau viêm trong acne do tác dụng giảm sản xuất gốc tự do vì gốc tự do được xem có tác dụng góp phần làm tăng sắc tố
- Azelaic acid 20% sd ở Mỹ trong q acne. Có ncứu ở Nam mỹ cho thấy tác dụng azelaic acid 20% tương đương hydroquinon 2%

Retinoid bôi
- Tretinoin 0,05% - 0,1% được sử dụng điều trị tăng sắc tố sau viêm
- Tác dụng phụ: hồng ban, tróc vảy. Bn có da tối bị viêm da do tretinoin sẽ bị tăng sắc tố sau viêm
- Cơ chế: không rõ.Cải thiện lâm sàng do giảm melanin tb thượng bì có thể do ức chế tyrosinase
- Thời gian : 20 - 40 tuần mới có tác dụng
- Có thể kết hợp hydroquinon 5%, tretinion 0,1% và dexa 0,1%cho điều trị tăng sắc tố sau viêm. Tretinoin có td làm giảm teo da của corticoid, làm thuận lợi cho sự thấm vào thượng bì của hydroquinon. Corticoid làm giảm ngứa do tretinoin. FDA công nhận; Fluocinolone acetonid,hydroquinon 4% và tretinoin 0,05% điều trị rám má 78% sau 8 tuần.
- Adapalene 0,1% so với tretinoin 0,05% tác dụng phụ ít hơn.

Thuốc Phenolic khác
- Monobenzone: ête của hydroquinon , là thuốc phenolic tại chỗ
- Chỉ định: giảm sắc tố vĩnh viễn của da bình thường xung quanh vùng bạch biến ở bn bị bạch biến lan tỏa
- Sử dụng bôi mỏng vùng sắc tố da bình thường 2 – 3 lần / ngày monobenzone 20%, hiệu quả sau 6 -12 tháng
- Monobenzone cream có thể gây giảm sắc tố vệ tinh ở vùng xa vị trí khởi đầu
- NACP ( N – acetyl 4 –cysteimynylphenol ) : làm giảm glutathion gian bào do kích thích pheomelanin hơn là eumelamin, nó cũng ức chế tyrosinase. Ít gây kích ứng hơn hydroquinon
- Thời gian sd : 2 – 4 tuần.
- Corticoid : ức chế tyrosinase và ảnh hưởng chức năng tiết của tb sắc tố
- Acid salicylic và glycolic acid : tác dụng chuyển đi melanin của tb thượng bì bằng cách lột đi.


(click vào bảng để xem hình lớn)
Các RL sắc tố phổ biến ở ngưới trưởng thành gồm: tăng sắc tố, dát café sữa, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, pư độc tố ánh sáng. Nguyên nhân của tăng sắc tố được đánh dấu bằng sự hoạt động và hiện diện của tế bào sắc tố.

¬ Dát càfe sữa có thể là dấu hiệu đơn độc hoặc là dấu hiệu của bệnh u sợi thần kinh

¬ Tăng sắc tố lan tỏa gợi ý NN do thuốc hoặc bệnh hệ thống như: cường giáp, bệnh Addison, hemochromatosis.

¬ Tế bào sắc tố và sắc tố da
- Tế bào sắc tố xuất phát từ mào thần kinh ở phôi thai di chuyển vào lớp đáy của da. Trong da tế bào sắc tố tiếp tục sản xuất melanosom, cơ quan tế bào và di chuyển đến tế bào thượng bì. Melanosom biến đổi tyrosin thành melanin hình thành màu da. Dưới kích thích của nội tiết tốhoặc chất thích ứng, sự sản xuất melanin tăng lên dẫn đến tăng sắc tố, Trong các trường hợp khác, sự đáp ứng với ánh sáng mặt trời, sự tăng sản tế bào sắc tố, hoặc có khi do tự phát gây ra tăng sắc tố.
- Sự tập trung sắc tố giống nhau ở tất cả chủng tộc, tuy nhiên có vài chủng tộc có nhiều melanosom hơn (thể sắc tố ), cho màu da tối hơn.
Tiến trình tăng sắc tố

(click vào bảng để xem hình lớn)
¬ Bệnh Addison: Tuyến thượng thận không sản xuất ra đủ mineralocorticoid và glucocorticoid. Khi Khi tăng MSH gây kích thích TY làm kthích tuyến TT tăng sản xuất melanin, gây tăng sắc tố lan tỏa với biểu hiện màu da xỉn, trội hơn ở vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời và ở nách, núm vú , lòng bàn tay, chân. Điều trị; dung mineralocorticoid và glucocorticoid thay thế để giảm tiến triển sản xuất quá mức hormone ACTH và MSTH
- Cường giáp gây ra tăng sắc tố tương tự bệnh Addison, đặc biệt ở Bn da đen. Điều trị thuốc kháng giáp, PT cắt tuyến giáp, liệu pháp phóng xạ iode
- Hemochromatosis : Do rối lọan dự trữ Fe và lắng đọng Fe gây ra tăng sắc tố màu xám đen, 70% bn có màu đồng do tăng sản xuất melanin, cơ chế này chưa rõ. Điều trị: trích máu tĩnh mạch để giảm dự trữ Fe.

¬ Tổn thương do tiếp xúc mặt trời mãn tính
- Khi tiếp xúc bức xạ mặt trời, da đáp ứng bằng cách tăng sản xuất melanin, đa số gây ra sạm da, số ít bị tàn nhang
- Tàn nhang: dát màu nâu tối, đỏ hoặc hơi sang hơn ở vùng tiếp xúc ASMT. Tàn nhang là do tăng melanosom. Số lượng thường nhiều, đặc tính này giúp phân biệt với nevi. Đối với tổn thương lớn hơn có nhiều mạch máu và có màu bất thường phải CĐ phân biệt nevi, Trường hợp này nên PT vì có thể ác tính.
- Lentigo Dát sậm hơn, có thể nâu hoặc đen, kt từ 2 – 20 cm, xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Lentigo là do tăng số lượng Tb sắc tố gây ra lắng đọng melanin dày đặc ở thượng bì. Cả 2 dạng này đều lành tính.
- Nếu có nhiều tổn thương ở da, môi, niêm mạc có thể nghĩ đến Hc Peutz – Jeghers là Hc NST trội liên quan đến đa polyp đường tiêu hóa và nguy cơ cao bị K tụy, phổi, BT, tử cung.

¬ Tổn thương do PƯ độc ánh sáng
- Do sd thuốc uống, bôi tại chỗ, hoặc tiếp xúc với cây trồng, thực phẩm, kết hợp tiếp xúc ASMT ( photophytodermatitis ). Khởi đầu bn nổi hồng ban dị ứng, có thễ gây pư viêm với nhiều L, E và phù hoặc bóng nước trên vùng da tx ASMT. Sau đó có tăng sừng và tăng sản Tb sắc tố
- Các loại cây gây photophytodermatitis là: chanh, chanh lá cam ( limes ), lá hoặc thân cây sung, cần tây, thì là, củ cải vàng, nước cam ép.

¬ Bệnh gai đen:
- Thường ở người đề kháng insulin hoặc béo phì. Biểu hiện là dãi màu nâu sẫm, dày, có khi như mụn cóc, dai, thường gặp ở cổ, nếp gấp da, nách, dưới vú, đường thắt lưng, bẹn nhưng cũng có thể ở vùng khác. Bn phàn nàn rằng giống như ở dơ mà không làm sạch được.
- GP bệnh: Tăng số lương Tb sắc tố, phì đại và tăng sừng nhú, do đó dạng sờ được hay gặp hơn dạng dát
- Thường liên quan đến đề kháng insulin ( TĐ type 2, Hc BT đa nang ), béo phì và bệnh ác tính. Theo nc so sánh 50 TE TĐ type 2 và type 1, gai đen chiếm 86% TĐ type 2, không có TE nào TĐ type 1.
- Nếu bệnh phát triển mạnh, đb ở lòng bàn tay , chân thì nghi ngờ ác tính. Khám ktra hệ thống. CTM, tìm máu / phân, Xq ngực. Adenocarcinoma hay gặp nhất, bướu thường ở dạ dày ( 60% ), kế đến là : ĐT, BT, tụy, trực tràng và tử cung.
- Điều trị: ĐT nguyên nhân hơn là biểu hiện da, kiểm sóat đề kháng insulin, tăng lipid máu, bệnh ĐM vành dựa trên bệnh cảnh LS.
(click vào bảng để xem hình lớn)
TABLE 3 Medications That May Cause Phototoxic Reactions
Anthranilic acids
Meclofenamic acid
Antibiotics
Ceftazidime (Fortaz)
Fluoroquinolones
Griseofulvin (Grisactin)
Ketoconazole (Nizoral)
Nalidixic acid (NegGram)
Sulfonamides
Tetracyclines
Trimethoprim (Proloprim; also, in Bactrim, Septra)
Antineoplastic agents
Dacarbazine (Dtic-Dome)
Fluorouracil (Adrucil)
Methotrexate
Vinblastine (Velban)
Coal tar
Diuretics
Bendroflumethiazide (Naturetin)
Furosemide (Lasix)
Hydrochlorothiazide (Esidrix)
Dyes
Eosin
Fluorescein
Methylene blue
Rose bengal
Miscellaneous
Amiodarone (Cordarone)
Desipramine (Norpramin)
Diltiazem (Cardizem)
Fibric acid derivatives
Imipramine (Tofranil)
Phenothiazines
Quinidine
Quinine
Sulfite food derivatives
Nonsteroidal anti-inflammatory drugs
Arylpropionic acid derivatives
Benoxaprofen (Oraflex)
Carprofen (Rimadyl)
Ibuprofen (Motrin)
Ketoprofen (Orudis)
Nabumetone (Relafen)
Naproxen (Naprosyn)
Tiaprofenic acid (Surgam)
Porphyrins
Psoralens
Pyrazolidinediones
Oxyphenbutazone (Phenabid)
Phenylbutazone (Butazolidin)
Retinoids
Etretinate (Tegison)
Isotretinoin (Accutane)
Salicylic acids
Aspirin
Diflunisal (Dolobid)
(From Gould JW, Mercurio MG, Elmets CA. Cutaneous photosensitivity diseases induced by exogenous agents. J Am Acad Dermatol 1995;33:551-73).

TABLE 4 Medications That May Cause Hyperpigmentation
Amiodarone (Cordarone)
Amitriptyline (Elavil)
Arsenic
Bismuth
Bleomycin (Blenoxane)
Busulfan (Myleran)
Clofazimine (Lamprene)
Cyclophosphamide (Cytoxan)
Daunorubicin (DaunoXome, Cerubidine)
Doxorubicin (Adriamycin)
Gold (may cause chrysiasis)
Mercury
Minocycline (Minocin)
Nitrogen mustard (topical)
Phenothiazines
Silver (may cause argyria)
Zidovudine (Retrovir)

Sunday, March 26, 2006

Tra tu dien

Vietnam Dictionaries(http://vietdic.www.dantri.com.vn/ )VietDic đã được nhúng vào trang Web này, có thể tra từ bằng hai cách:
1. Giữ phím Ctrl + Click Chuột phải lên trên từ cần tra. Tuy nhiên với cách này thì bạn chỉ có thể tra được từ đơn chứ không được từ ghép. Để tra được từ ghép bạn nên dùng cách thứ 2.
2. Bôi đen đoạn mà bạn cần tra và giữ Ctrl + Shift + A.

Thursday, March 23, 2006

Wednesday, March 22, 2006

Danh Sach Can Bo Giang

  • Ts.Bs. Nguyễn Tất Thắng: Chủ Nhiệm Bộ Môn
  • Bs. Bùi Văn Đức: Phó Chủ Nhiệm Bộ Môn
  • Ths.Bs. Đặng Thị Tốn: Giáo Vụ Bộ Môn
  • Ths.Bs. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
  • Ths.Bs. Phạm Thị Tiếng
  • Bs. Hoàng Văn Minh
  • Bs. Nguyễn Thanh Minh
  • Bs. Võ Thị Bạch Sương
  • Ths.Bs. Trần Thị Thanh Mai
  • Bs. Võ Quang Đỉnh
  • Bs. Văn Thế Trung
  • Bs. Lê Thái Vân Thanh
  • Ts.Bs. Lê Ngọc Diệp

Keep Your Friendship Warm Forever!

Bs.Nguyễn Vũ Nguyên (sưu tầm)
Bs. Trương Lê Đạo (format)

Mọi người hay nói với nhau rằng họ sẽ "mãi mãi là bạn" nhưng mãi mãi là đến bao giờ? Các bạn có thể là bạn thân trong một năm, sau đó là bạn tốt, không nói chuyện với nhau thường xuyên năm sau đó, và không muốn nói chuyện với nhau một năm sau nữa!

Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng, dù rằng chúng ta không bao giờ nói chuyện lại thì bạn vẫn đặc biệt đối với tôi và bạn đã mang đến cho tôi sự đổi thay trong cuộc sống. Tôi luôn nghĩ về bạn, tôn trọng bạn và thật sự yêu mến bạn.


Hãy để những người bạn cũ của bạn biết rằng bạn chưa quên họ, và nói với những người bạn mới bạn sẽ không bao giờ quên họ. Hãy nhớ, mọi người đều cần có một người bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận thấy giống như bạn không hề có bạn bè, nhưng hãy nhớ những điều này và biết rằng luôn có một ai đó quan tâm đến bạn và luôn quan tâm đến bạn.

Bây giờ hãy gửi thông điệp này đến những người xung quanh bạn trong vòng 5 phút!Không có chuyện gì xảy ra nếu bạn không gửi, nhưng nếu bạn gửi họ sẽ cảm thấy may mắn! (vì có những người bạn luôn quan tâm đến mình)


Everyone always tells their friends they'll be "Friends Forever," but How Often does that last? You might be best friends one year, pretty good friends then next, don't talk often the next year, and don't want to talk the year after that!

So, I just wanted to say, even if I never talk to you again in my life, you are special to me and you have made a difference in my life, I look up to you, respect you, and truly cherish you.

Let old friends know you haven't forgotten them, and tell new friends you never will.Remember, everyone needs a friend.Someday you might feel like you have no friends at all, but just remember this and take comfort in knowing somebody out there cares about you and always will.

Now send this to those people within the next 5 minutes!Nothing will happen if you don't, but those people will feel blessed!

Friday, March 17, 2006

BÊNH LÝ THÂN KINH TRONG BÊNH HANSEN: BILAN THÂN KINH LÂM SÀNG VÀ THÁI ĐÔ XU TRÍ

Bs. Trương Lê Đạo
Khoa PHCN, BVDL Tp. HCM


(Click vào tiêu đề hoặc link sau để download file .pdf có hình ảnh minh họa: http://www.ykhoanet.com/congtacvien/bstruonglehong/VMT-ST-tcdl.pdf)

Đặt vấn đề

Bệnh Hansen là bệnh thân thần kinh ngoại biên và các đầu dây thần kinh tận cùng của da, nhưng chẩn đoán sớm dựa vào thương tổn da. Trong bệnh Hansen, M. leprae xâm lấn thần kinh sớm và hầu như hằng định. Tổn thương cảm giác và/ hoặc vận động có thể xuất hiện âm ỉ, không có tổn thương da, không đau tự nhiên hoặc khi sờ vào thần kinh. “Viêm thần kinh thầm lặng” này xảy ra ở 30 đến 60% bệnh nhân, trước, trong và ngay cả sau khi đa hóa trị liệu. Nó có thể là triệu chứng duy nhất của dạng viêm thần kinh đơn thuần do Hansen, của phản ứng đảo nghịch, của tái phát sau khi ngưng điều trị hoặc ngay cả tái nhiễm [10]. Viêm thần kinh ngoại biên trong bệnh Hansen cần phải xem như là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Chỉ có khám thần kinh ngoại biên một cách hệ thống mới phát hiện kịp thời.

Đặc điểm của viêm thần kinh ngoại biên trong bệnh Hansen

1. Bệnh lý thần kinh trong bệnh Hansen có thể định nghĩa như là viêm một hoặc nhiều thần kinh đoạn xa, phì đại và khuôn đúc [4] .
-Viêm một hoặc nhiều thần kinh ngoại biên: không đồng đều và không đối xứng
-Đoạn xa: đầu chi và mặt
-Phì đại: tăng đều kích thước thần kinh ngoại biên dạng hình thoi dài nhiều cm hoặc không đồng đều dạng chuỗi hạt.
-Khuôn đúc: trên những vị trí chọn lọc bị chèn ép trong một khe xương-xơ như thần kinh trụ ở vùng khuỷu và vùng cổ tay; thần kinh giữa ở cổ tay; thần kinh hông khoeo ngoài ở dưới chỏm xương mác; thần kinh chày sau ở mặt sau mắt cá trong. Thần kinh quay ít khi bị chèn ép ở cánh tay. Thần kinh mặt khó tiếp cận trong một kênh xương.
-Thường thì dây thần kinh bị viêm đau.

2.Bệnh lý thần kinh ngoại biên do Hansen ảnh hưởng cả ba thành phần: cảm giác, vận động, tự chủ (thần kinh thực vật). Tổn thương trong viêm thần kinh do bệnh Hansen thường gặp cảm giác và vận động, có thể cảm giác đơn thuần nhưng rất hiếm vận động đơn thuần.

3.Bệnh lý thần kinh thầm lặng là một thuật ngữ lâm sàng được dùng cho tổn thương cảm giác và/ hoặc vận động, nhưng không có đau thần kinh, dị cảm hoặc đau khi sờ dây thần kinh. Nó không liên quan đến bệnh lý thần kinh phá hủy âm thầm mãn tính của bệnh Hansen thể u, mà liên quan đến các đợt bệnh lý thần kinh gây phá hủy thần kinh về mặt lâm sàng trong một thời gian tương đối ngắn (vài tuần đến vài tháng) [ii].

4. Khi vi trùng Hansen xâm nhập vào các dây thần kinh, nó sẽ gây tổn thương, hủy họai toàn bộ hay từng phần của dây thần kinh. Trong trường hợp điển hình, tùy theo giai đoạn mà có các tổn thương khác nhau [A]:

ü Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm. Đây là giai đoạn sớm, biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
o Dây thần kinh to hơn bình thường.
o Nhạy cảm (sờ vào cảm thấy đau).
o Có thể đau liên tục (không sờ nắn cũng đau).
o Tuy nhiên giai đọan này chưa có biểu hiện mất chức năng (không mất cảm giác, không có liệt, không khô da).


ü Giai đọan 2: Dây thần kinh bị tổn thương. Giai đọan này các cấu trúc, dây thần kinh bị tổn thương nên các chức năng của nó bị ảnh hưởng. Đây là giai đọan liệt thần kinh không hoàn toàn hoặc hoàn toàn song thời gian chưa quá 6 tháng.

Các dấu hiệu của liệt dây thần kinh không hoàn toàn bao gồm:
o Mất cảm giác không hoàn toàn trên một vùng da do thần kinh chi phối.
o Không mất tất cả các loại cảm giác (nhiệt độ, sờ nhẹ, đau).
o Liệt cơ không hoàn toàn.

Các dấu hiệu của liệt thần kinh hoàn toàn bao gồm:
oMất cảm giác hoàn toàn trên vùng da do thần kinh chi phối.
o Mất tất cả 3 loại cảm giác.
o Liệt hoàn toàn các cơ do thần kinh đó chi phối.
Điều quan trọng là trong giai đọan này, nếu được điều trị kịp thời, các chức năng có thể hồi phục, tránh được các hậu quả trầm trọng.

ü Giai đọan 3: Dây thần kinh bị hủy họai. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm dây thần kinh.
o Có các triệu chứng của liệt thần kinh hoàn toàn như mô tả ở trên trong thời gian trên 6 tháng.
o Các chức năng thần kinh không thể hồi phục mặc dù được điều trị.

Bilan thần kinh

Mục đích
Phát hiện sớm tổn thương thần kinh trước 6 tháng.

Thời điểm làm bilan

. Lúc phát hiện bệnh Hansen,
. Hàng tháng khi đang đa hóa,
. Mỗi 15 ngày khi đang viêm thần kinh,
. Khi có dấu hiệu phản ứng hoặc viêm thần kinh,
. Trước mỗi 6 tháng trong thời gian giám sát (tổn thương thần kinh sau 6 tháng sẽ không phục hồi).

Bilan thần kinh cơ bản
Quan sát
Sự mất đối xứng của mặt, mắt đỏ, chảy nước mắt, chớp mắt. Tư thế của ngón tay, bàn chân. Teo cơ, khô da trong các vùng cảm giác của các dây thần kinh trụ, giữa và chày sau. Bước đi. Các vết thương, bỏng, biến dạng, cắt cụt và sẹo, …

Sờ dây thần kinh
. Tại các vị trí đã biết, xem có lớn không ? (cũng giúp chẩn đoán bệnh Hansen)
. Đau khi sờ không? (giúp phát hiện viêm dây thần kinh). . Các mức độ đau dây thần kinh, theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Đau tự nhiên
. Đau không liên tục, không ngăn cản cử động của bệnh nhân
. Đau làm mất ngũ và giới hạn hoạt động của bệnh nhân
. Bệnh nhân bị bất động vì đau
Đau khi sờ
. Đau giảm sau khi sờ
. Đau làm bệnh nhân nhăn mặt và rút chi lại khi ta sờ dây thần kinh
. Đau dữ dội, bệnh nhân từ chối sờ dây thần kinh

Test


Mắt
. Cố ý nhắm mắt (dây thần kinh số 7 nhánh trên): Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt như ngũ, đếm chậm từ 1-10:
- Nếu mắt mở trong khi đếm là yếu cơ vòng mắt.
- Nếu thấy tròng trắng của mắt là có liệt dây thần kinh, đo khoảng hở giữa hai mí mắt
. Kiểm tra cảm giác giác mạc (dây thần kinh số 5):
- Chớp mắt tự động: bình thường 7-8 lần/phút, giảm cảm giác - dưới 2 lần/phút.
- Hoặc chớp mắt cố ý (phản xạ chớp mắt): bệnh nhân nhìn vào một hướng cố định, dùng một đầu bông vô khuẩn chạm nhẹ vào rìa giác mạc. Nếu cảm giác giác mạc bình thường, bệnh nhân sẽ chớp mắt. Nếu không đảm bảo an toàn trong khi thử, thì không nên làm test này.


Miệng (dây thần kinh số 7 nhánh dưới): Huýt sáo.


Nguyên tắc và tiến hành thử cảm giác lòng bàn tay và lòng bàn chân
. Cảm giác bảo vệ cho gan tay là nhận biết một khối lượng 4g. Cảm giác bảo vệ cho gan chân là nhận biết một khối lượng 10g. Ở gan tay,đầu bút bi chạm nhẹ tương đương 4g. Ở gan chân, đầu bút bi ấn vào 1mm tương đương 10g. Tùy theo lực tác động vào, đầu bút bi có thể cho khối lượng thay đổi từ 4-200g. Không chống vào bút bi, không kéo dài đầu bút bi trên da.
. Mỗi lần chỉ làm một kích thích, mỗi vị trí làm 3 lần. Đánh giá sự sai lệch trong bán kính 2cm. Nếu bệnh nhân nhận biết được 2 lần /3 lần thử là bình thường. Nếu bệnh nhân chỉ xa hơn chỗ thử 2 cm, thì ghi nhận mất cảm giác tại điểm thử. Các điểm mất cảm giác được ghi vào phiếu theo dõi bằng gạch chéo màu đỏ.
. Có một khoảng nghỉ giữa hai lần thử để bệnh nhân đáp ứng kích thích.
. Ban đầu, khi bệnh nhân mở mắt, dùng bút bi thử trên một vùng da bình thường của cẳng tay, bảo bệnh nhân dùng ngón trỏ chỉ vào vùng kích thích, để xem bệnh nhân có hiểu hướng dẫn không. Khi thử ở lòng bàn tay, lòng bàn chân thì bảo bệnh nhân nhắm mắt lại.

. Vùng cảm giác của dây thần kinh trụ, thử 3 điểm

. Vùng cảm giác của dây thần kinh giữa, thử 3 điểm

. Vùng cảm giác của dây thần kinh chày sau, thử 6 điểm (nhánh gan chân trong, nhánh gan chân ngoài, nhánh gót).


Thử lực cơ theo các bước sau:
1. Yêu cầu bệnh nhân làm đúng động tác do từng cơ hoặc nhóm cơ phụ trách của cùng một dây thần kinh muốn test.
2. Nếu động tác thực hiên không đúng, kiểm tra bệnh nhân có hiểu không hoặc có vấn đề ở khớp hay do lực cơ.
3. Nếu bệnh nhân làm động tác đúng theo hướng dẫn, người khám đặt một lực đối kháng tại vị trí chỉ định. Kết luận lực đối kháng là bình thường, yếu, liệt.

Kết luận:
. Lực cơ:Bình thường, khi:
- Lực cử động của bệnh nhân: Tốt
- Lực kháng của bệnh nhân:Bình thường
. Lực cơ:Yếu, khi:
- Lực cử động của bệnh nhân: Giảm
- Lực kháng của bệnh nhân:Yếu
. Lực cơ:Liệt, khi:
Không cử động được theo hướng yêu cầu

4. Ghi kết luận vào phiếu theo dõi.
Chú ý: Lực kháng của người khám phải từ từ và đều đặng; không bao giờ đột ngột hoặc thay đổi.

5. Các cơ sử dụng trong bilan
-Dây thần kinh số 7
+Cơ vòng mắt:

BN-Nhắm mắt.
BS-Đặt ngón tay trỏ ở mí trên và ngón cái ở mí dưới rồi banh nhẹ.

+Cơ vòng miệng:
BN-Ngậm môi.
BS-Đặt ngón tay trỏ ở môi trên và ngón cái ở môi dưới rồi banh nhẹ.
-Dây thần kinh trụ
+Cơ dạng ngón năm:
BN-Dạng ngón 5 và hơi gấp đốt 1 ngón 5
BS-Đặt ngón tay cái lên nền đốt 1 ngón 5
+Cơ liên cốt mu tay ngón 1
BN-Dạng ngón 2
BS-Đặt ngón tay cái lên nền đốt 1 ngón 2
-Dây thần kinh giữa
+Cơ dạng ngắn ngón cái
BN-Bàn tay ngữa, nâng ngón cái lên trời 1 góc 90 độ
BS-Đặt ngón tay cái lên nền đốt 1 ngón cái, về hướng cẳng tay
+Cơ đối ngón cái
BN-Bàn tay ngữa, đưa ngón cái về hướng ngón 5
BS-Đặt ngón tay cái lên đầu xương bàn 1 ở phía gan tay
- Dây thần kinh quay
+Các cơ duỗi cổ tay
BN-Bàn tay úp, duỗi cổ tay (gấp bàn tay về phía mu)
BS-Đặt 5 đầu ngón tay lên lưng bàn tay
+Các cơ duỗi đốt 1 các ngón tay
BN-Bàn tay úp, duỗi các đốt I ngón 2-5
BS-Đặt 5 đầu ngón tay lên lưng các đốt I các ngón 2-5
- Hông khoeo ngoài
+Cơ chày trước
BN-Bệnh nhân ngồi, gác chân khám lên chân đối diện. Nâng bàn chân lên, gót không chạm sàn
BS-Một tay cầm cẳng chân bệnh nhân, một tay đặt cạnh trụ của tay mình lên lưng bàn chân bệnh nhân
- Cơ duỗi chung ngón chân
BN-Bệnh nhân ngồi, gác chân khám lên chân đối diện. Duỗi các ngón chân về phía mu
BS-Một tay cầm cẳng chân bệnh nhân, một tay đặt 5 đầu ngón tay của mình lên lưng đốt I ngón 2-5 bàn chân bệnh nhân.
- Cơ duỗi riêng ngón cái
Bệnh nhân ngồi, gác chân khám lên chân đối diện. Duỗi ngón chân cái về phía mu
BS-Một tay cầm cẳng chân bệnh nhân, một tay đặt ngón tay cái của mình lên lưng đốt I ngón cái bàn chân bệnh nhân
- Các cơ mác
Bệnh nhân ngồi, gác chân khám lên chân đối diện. Đưa bàn chân ra ngoài
BS-Một tay cầm cẳng chân bệnh nhân, một tay đặt lòng bàn tay của mình lên bờ ngoài bàn chân bệnh nhân.

Sau khi làm bilan cần xác định các vấn đề sau:
. Có phát hiện bất thường về thần kinh không?
. Dây thần kinh có bị viêm không?
. Khi bị viêm thì có tổn thương cảm giác và /hoặc vận động không?
. Hỏi bệnh nhân để biết thời gian xuất hiện các bất thường: gợi nhớ cho bệnh nhân bằng các mốc quan trọng trong năm.

Thái độ xử trí
Viêm thần kinh sớm: dưới 6 tháng, có thể phục hồi với corticoid liệu pháp 4-6 tháng, cố định chi bị viêm dây thần kinh, phẫu thuật giải áp dây thần kinh khi có chỉ định.
Viêm thần kinh muộn: trên 6 tháng.
. 6-9 tháng: điều trị nội-ngoại khoa vớt vát.
. Trên 9 tháng: vật lý trị liệu, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các biện pháp tự bảo vệ tránh các tổn thương thứ phát, phẫu thuật phục hồi chức năng (chỉ phục hồi một số động tác, không có tác dụng trên mất cảm giác).


Một số chỉ định của phẫu thuật giải áp thần kinh theo khuyến cáo của ILAD** (2003):
. Viêm thần kinh tối cấp (nevrite suraigue hyperalgique) (dây thần kinh đau tự nhiên, dai dẳng, làm mất ngủ, hạn chế cử động) không đáp ứng corticoid đường tĩnh mạch ở liều điều trị trong vòng 24 giờ.
. Viêm thần kinh cấp:
Dây thần kinh đau tự nhiên, trung bình, dai dẳng, làm mất ngủ, nhưng không cản trở cử động; kéo dài 1-2 tuần, trung bình 10 ngày mặc dù đã điều trị corticoid.
. Dây thần kinh đau khi sờ; kéo dài 3 tuần mặc dù đã điều trị corticoid.
. Xảy ra tổn thương thần kinh về cảm giác và/ hoặc vận động khi đang điều trị corticoid (biết được nhờ làm bilan thần kinh đều đặn).
. Viêm nhiều dây thần kinh: tất cả các thân thần kinh đều đau.
. Viêm thần kinh tái phát trên cùng một thần kinh.
. Abcès hoặc hoại tử thần kinh.
Giải áp thần kinh không bao giờ làm đơn độc, luôn đi kèm với corticoid liệu pháp. Tăng liều corticoid ngày trước, ngày mổ và ngày sau mổ.

Bilan thần kinh chi tiết

Gồm các bước như “Bilan thần kinh cơ bản”, nhưng thử cảm giác và vận động chi tiết hơn.

Thử cảm giác sờ nhẹ
. Sử dụng các sợi nylon của Semmes-Weinstein. Có 20 sợi nylon từ 0,05 g đến 75g. Để làm bilan thần kinh hiệu quả, dễ thực hiện người ta chọn 5 sợi. Phương pháp này rất phù hợp cho phát hiện bệnh lý thần kinh thầm lặng.Theo Bell-Krotoski và Lehman-1987:
+0,05g (màu xanh lá cây) nhận biết:
Giới hạn bình thường cho bàn tay.
+0,2g (màu xanh dương) không nhận biết:
Giảm nhẹ cảm giác sờ ở bàn tay.
Giới hạn bình thường ở bàn chân.
+2g (tím) không nhận biết:
Giảm cảm giác bảo vệ ở bàn tay
+4g (đỏ đậm) không nhận biết
Mất cảm giác bảo vệ ở bàn tay* ,
vài trường hợp đối với bàn chân.
+10g (màu cam) không nhận biết
Mất cảm giác bảo vệ ở bàn chân*
+300g (màu đỏ nhạt) nhận biết
Có thể nhận biết cảm giác sâu và đau
*: tàn phế độ I theo phân loại của WHO


. Trong điều kiện lý tưởng, tất cả bệnh nhân Hansen nên được thử với sợi Semmes-Weinstein. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì những bệnh nhân sau nên thử: phong trung gian, uống thuốc đa hóa không đều đặn, có trên năm thương tổn da, có trên ba thần kinh lớn, hoặc BH (+).
Test nên thực hiện mỗi 15 ngày trong 4 tháng đầu tiên, sau đó mỗi tháng 1 lần [iii].


Cách sử dụng
. Các sợi nylon này được làm từ polyhexamethylene dodecandiamide, hấp thu rất ít nước (ít hơn 3% trong môi trường ẩm 100%), ngâm trong cồn được.
. Mỗi sợi được cố định vào một que cứng hoặc dán vào bu của kim tiêm, có chiều dài 38 mm.

. Sợi nylon SW được ấn tại điểm thử cho đến khi cong thành hình chữ C
. Thực hiện từ sợi nhỏ nhất đến sợi lớn nhất. Kết quả được ghi vào bản theo từng dây thần kinh.

Thử bậc cơ (theo British Medical Research Council 1978)
. Bậc cơ: 0 <--Không co cơ . Bậc cơ: 1 <--Cơ co thấy rõ/ sờ rõ nhưng không đủ cử động . Bậc cơ: 2 +Biên độ cử động: Giảm +Lực: Không có đề kháng . Bậc cơ: 3 +Biên độ cử động: Bình thường +Lực:Không có đề kháng . Bậc cơ: 4- +Biên độ cử động: Bình thường +Lực:Đề kháng nhẹ . Bậc cơ:4 +Biên độ cử động: Bình thường +Lực:Đề kháng trung bình . Bậc cơ:4+ +Biên độ cử động: Bình thường +Lực:Đề kháng mạnh nhưng yếu hơn bên đối diện . Bậc cơ:5 +Biên độ cử động: Bình thường +Lực:Bình thường

Diễn giải kết quả
. Viêm thần kinh có tổn thương cảm giác:
Bàn tay: không nhận biết 4g
Bàn chân: không nhận biết 10g
. Bệnh lý thần kinh thầm lặng:
Bàn tay: không nhận biết 2 g
Bàn chân: không nhận biết 4 g
. Bệnh lý thần kinh thầm lặng tiến triển:
Test SW và/hoặc lực cơ giảm hai điểm.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân trở nên có triệu chứng thì bệnh lý thần kinh không còn thầm lặng nữa.


Thái độ xử trí

. Bàn tay không nhận biết 0,2g: giám sát chặt chẽ
. Bất cứ bệnh nhân nào có viêm thần kinh có tổn thương cảm giác và / hoặc vận động dưới 6 tháng, bệnh lý thần kinh thầm lặng phải được điều trị với corticoid uống để giảm tổn thương thần kinh, dự phòng phản ứng đảo nghịch; do đó, dự phòng tàn phế [iii].

Tóm lại

Bilan thần kinh mang tính chất sống còn đối với bệnh nhân Hansen. Để tránh tổn thương thần kinh về cảm giác và/ hoặc vận động cho bệnh nhân, cần làm bilan thần kinh định kỳ cho bệnh nhân. Thời gian giữa hai lần làm bilan cần dưới 6 tháng, đây là giới hạn để thần kinh có thể hồi phục dưới tác dụng điều trị nội-ngoại khoa tích cực. Hoặc ít ra là cần thông báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu tổn thương cảm giác, vận động, dinh dưỡng; các dấu hiệu bất thường như mang dép rơi mà không biết, đút tay vào túi quần không được do không thể khép ngón út được. Để bệnh nhân đến khám kịp thời (vi). Bác sĩ chuyên khoa da liễu nên nắm vững bilan thần kinh cơ bản. Nó cần được thực hiện ở thực địa. Bilan thần kinh chi tiết cần thực hiện ở trung tâm tham vấn do kỹ thuật viên vật lý trị liệu thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Bộ Y Tế - Viện Da Liễu Việt Nam – Hướng Dẫn Phòng Chống Tàn Tật Trong Bệnh Phong – NXB Y Học 12 – 2000.
B. Bùi Văn Đức – Viêm Thần Kinh Trong Bệnh Phong – Bài giảng lý thuyết lớp chuyên khoa I Da liễu - Đại học Y Dược Tp HCM – 2005.

i. R.C. Croft, P.G. Nicholls, E.W. Steyerberg, J.H. Richardus, W.C.S. Smith – A clinical prediction rule for nerve-funtion impairment in leprosy patients – The Lancet – V.355, No 9215- 06/5/2000.
ii. H. Gray – Gray’s Anatomy- P 2002.
iii. A. Santhanam - Consultant Dermatologist, Mumbai- Silent neuropathy: Detection and monitoring using Semmes-Weinstein monofilaments- Indian J Dermatol Venereol Leprol 2003;69:350-352.
iv. R. Schwarz, W. Brandsma – Surgical Reconstruction & Rehabilitation in Leprosy and other Neuropathies – Ekta Books, Kathmandu, Nepal 2004.
v. Win MM, Theuvenet WJ, Roche PW, Bie RA, van Mameren H – The paper grip test for screening on intrinsic muscle paralysis in the foot of leprosy patients – Int J Lepr Other Mycobac Dis. 2002- Mar; 70 (1):16-24.
vi. World Health Organization - The Final Push Strategy to Eliminate Leprosy as a Puplic Health Problem – 2003.

1. C.I. Badiane – Bilans neurologiques - Cours théoriques de CES** de Léprologie - l’Université Cheikh Anta Diop de Dakar- 2003.
2. C.I. Badiane – La neuropathie lépreuse - Cours théoriques de CES de Léprologie - l’Université Cheikh Anta Diop de Dakar – 2003.
3. C.I. Badiane – Les paralysies lépreuses - Cours théoriques de CES de Léprologie - l’Université Cheikh Anta Diop de Dakar - 2003.
4. B. Chabaud – Le nerf lépreux- Traitement Medico-chirurgical des neuropathies lépreuses – Séminaire, OHFOM*** 2004.
5. F. Chaise – Les neuropathies dans la lèpre – Traitement Medico-chirurgical des neuropathies lépreuses -Séminaire, OHFOM 2004.
6. W. Kahle – Atlas de poche d’ anatomie, Tome 3, Système nerveux et organes des sens – Médecine- Sciences Flammarion, 2001.
7. A. Mahe – Le diagnostic précoce de la lèpre – Cours théoriques de CES de Léprologie - l’Université Cheikh Anta Diop de Dakar – 2003.
8. I.P.Ndiaye - Le diagnostic différentiel des névrites lèpreuses - Cours théoriques de CES de Léprologie - l’Université Cheikh Anta Diop de Dakar – 2003.
9. J. Grimaud - Détection Clinique de la Neuropathie Hansénienne en Zone D’Endémie – Le Bulletin de l’ALLF**** juillet 2001 no 9;22-23.
10. C. Hirzel, M.-Y Grauwin – Bilans neurologiques – La Lèpre – Universités Francophones 1995; 144-147.
11. D. Le Viet – Syndromes canalaires du membre supérieur – Chirurgie de la main, Décembre 2004, Vol.23.


* : Institu de Léprologie Appliquée de Dakar (Dakar là thủ đô của Sénégal).
** : Certificat d’Etudes Spéciales.
*** : Oeuvres Hospitalières FranÇaises de l’Ordre de Malte.
**** : Association des Léprologues de Langue FranÇaise.

NHÂN MOT TRUONG HOP VIÊM BÌ CO O TRE EM ĐE CHAN ĐOAN VÀ PHÂN LOAI


Bs. Trương Lê Đạo, Bs. Từ Tuyết Tâm, Bs. Phạm Công Quý
(BMDL ĐHYD Tp HCM - Cập Nhật Da Liễu- Tập 6 số 1 tháng 02/2006)

Hình: Sẩn Gottron và giãn mạch quanh móng

Viêm bì cơ là bệnh tạo keo ít gặp đứng thứ ba sau lupus đỏ và xơ cứng bì, bệnh có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào, nhất là trẻ em và người trên 40 tuổi. Sau đây chúng tôi xin trình bày một trường hợp viêm bì cơ ở trẻ em gặp ở phòng khám BVDL TP HCM.
Bệnh nhân 6 tuổi, nữ, đến khám vì nổi mảng đỏ ở mặt và yếu tay chân (19/4/2005)


Bệnh sử
Bệnh phát cách nhập viện 2,5 tháng. Đầu tiên bệnh nhân than nhức mỏi tay chân, sốt nhẹ. Khoảng 2 tuần sau, tay chân nhức mỏi càng nhiều, ăn uống kém. Bệnh nhân ngồi xuống đứng lên rất khó khăn, đi cầu thang rất chậm. Bệnh nhân có đi điều trị, được chẩn đoán là suy nhược cơ thể, uống thuốc không giảm. Khoảng 2 tuần sau đó, thấy nổi mảng đỏ ở 2 bên má, không ngứa, ngày càng nhiều và lan ra vùng trán, đi nắng thì đỏ và mệt hơn, tay chân rất yếu.Bệnh nhân có đến BVDL khám, được chẩn đoán là dị ứng thuốc cho uống thuốc không giảm.

Tiền sử: Khoẻ.

Khám: (19/4/2005)

Triệu chứng tổng quát: Bệnh tỉnh táo, vẻ mệt mỏi , tổng trạng trung bình, M: 90lần/ph, HA: 90/60mmHg, T: 380 C, NT: 20 lần/ph, CN: 22kg. Hạch toàn thân không to.

Cơ năng: Than đau nhức tay chân, đi lại và vận động yếu. Khi ra nắng mặt đỏ nhiều hơn, người nóng và mệt hơn, không ngứa. Ăn uống kém, không bị nuốt nghẹn.

Da:
-Dát hồng ban màu hồng tím giới hạn khá rõ, không tẩm nhuận, bề mặt giãn mạch, có bong vảy nhỏ. Vị trí:chiếm toàn bộ vùng trán, vùng hai bên má gần song song với mũi, khóe trong hốc mắt vòng lên mi mắt trên, kích thước 2x6 cm.
- Hồng ban giãn mạch giới hạn khá rõ, màu hồng tím, không tẩm nhuận ở xung quanh móng ở cả 10 ngón ở 2 bàn tay.
- Sẩn Gottron: sẩn hình tròn, màu hồng tím, đỉnh dẹt, bề mặt trơn láng, kích thước: 0,3-0,6cm. Vị trí: mặt lưng bàn tay vùng khớp gian bàn ngón của ngón 3 ở cả 2 bàn tay, cùi chỏ 2 bên, mắt cá trong chân trái, đầu gối chân (P) Số lượng 1-2 sẩn, không đau.
- Hồng ban giãn mạch lòng bàn tay 2 bên

Niêm mạc: Không bị tổn thương

Lông, tóc, móng: Phát triển bình thường.

: Đi lại rất yếu, đau cơ khi sờ nắn. Bệnh nhân ngồi xuống, đứng lên rất chậm và yếu, hai tay đưa lên đầu được nhưng yếu và chậm. Khớp không viêm.

Các cơ quan khác: bình thường.

Kết quả xét nghiệm:
- CTM: HC: 4 720 000/ mm3 BC: 6 940/mm3 trong đó N:51,5% L: 32,7% M: 12,2% E: 3,1% B: 0,5% TC: 228.000/mm3. VS giờ đầu : 14mm giờ thứ 2: 31mm
- ANA Test (-). Anti Jo-1 (-). Creatinin NT: 83mg/100ml
- CPK: 1146U/L, CPK-MB: 46 U/L, LDH-P: 1615 U/L, SGOT: 201 U/L, SGPT: 116U/L
- Điện cơ ( EMG ) :Tổn thương phù hợp với tình trạng viêm bì cơ biểu hiện qua các vị trí đặc trưng của cơ tứ đầu đùi và cơ delta. Ngoài ra các cơ khác vùng đùi cũng có biểu hiện tương tự.

Diễn tiến bệnh

Bệnh nhân được điều trị Prednisolone 1mg/ kg/ ngày bắt đầu từ ngày 21/4/2005.
Sau 2,5 tháng bệnh nhân khỏe hơn, mặt giảm đỏ, hết nhức mỏi, đi đứng khỏe và nhanh nhẹn hơn, có thể chạy được, men cơ giảm rõ.
KQ xét nghiệm lại (12/7/2005)
VS giờ đầu: 12mm giờ thứ 2: 26mm
CPK:77 U/L, CPK- MB: 9 U/L, LDH- P:205 U/L, SGOT: 29 U/L, SGPT: 20 U/L
Creatinin NT: 69 mg/100 ml.

Bàn luận

Viêm bì cơ là một bệnh không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi biểu hiện da và cơ. Biểu hiện da kinh điển bao gồm sẩn Gottron, dấu hiệu Gottron, hồng ban heliotrope, có thể kết hợp với phù mi mắt, dấu hiệu khăn choàng và hồng ban ở mặt. Đánh giá bệnh cơ dựa vào xét nghiệm creatine kinase, aldolase và lactate dehydrogenase. Nếu các xét nghiệm này không xác định được cần làm EMG và sinh thiết cơ. Viêm bì cơ cũng đặc trưng với các tự kháng thể như kháng thể đối với 155 Kda và kháng nguyên Se, các kháng thể Jo-1, Mi-2, P1-12, kháng nhân và anti-Ro.

Trẻ em có thể viêm bì cơ với biểu hiện da và cơ kinh điển. Tuy nhiên, không có nguy cơ ung thư nội tạng kết hợp như ở người lớn. Thêm vào đó, ở trẻ em thường dẫn đến tổn thương mạch máu hơn ở người lớn. Do đó, có nhiều nguy cơ lắng đọng can-xi ở những vùng tổn thương mạch máu và làm tổn thưong mô. Tổn thương mạch máu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hóa và võng mạc mắt.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM BÌ CƠ(Bohan A, Peter JB, 1975 – The American College of Rheumatology)
1. Yếu cơ đai chi đối xứng, cơ gấp cổ trước:
- Tiến triển qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng
- Có hoặc không có khó nuốt hay liên quan cơ hô hấp
2. Sinh thiết cơ (+)
3. Tăng men cơ
4. EMG có bộ 3:
- Đơn vị vận động đa pha, nhỏ, ngắn
- Sóng rung, nhọn, xen kẽ kích thích
- Phát động lập lại tầng số cao, tự nhiên
5. Thương tổn da bao gồm: ban đỏ tím (heliotrope) và dấu hiệu Gottron
¾ tiêu chuẩn đầu + phải có tiêu chuẩn 5.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐA CƠ VÀ VIÊM BÌ CƠ(J Rheumatol 1995. Tanimoko, Nakano, Kano, Mori, Ueki, Nishitani )
1. Thương tổn da:
· Heliotrope: hồng ban phù đỏ tím ở mí mắt trên
· Dấu hiệu Gottron: hồng ban teo, tăng sừng đỏ tím ở mặt duỗi của khớp ngón
· Hồng ban ở mặt duỗi của khớp chi, hồng ban đỏ tím ở khủy và khớp gối
2. Yếu cơ gần: chi trên hay dưới, thân
3. Tăng creatine kinase hoặc aldolase huyết thanh
4. Đau cơ khi cầm hoặc đau tự nhiên
5. Trên EMG có những thay đổi do cơ (đơn vị vận động đa pha ngắn có điện thế rung tự nhiên)
6. Test kháng thể kháng Jo-1 (+)
7. Viêm khớp không phá hủy hoặc đau khớp
8. Dấu hiệu viêm hệ thống (NĐ > 37 o C ở nách, CRP huyết thanh tăng hoặc VS > 20 mm/h với phương pháp Westergren)
9. Các dấu hiệu mô học phù hợp với viêm cơ (thâm nhiễm viêm của cơ vân hoặc thoái hóa hoạt động)

Viêm bì cơ (VBC): (nhạy cảm 94.1%, đặc hiệu 90.3%)
Tiêu chuẩn 1 và 4/8 tiêu chuẩn từ 2 – 9

Viêm đa cơ (VĐC): (nhạy cảm 98.9%, đặc hiệu 95.2%)
4/8 tiêu chuẩn từ 2 – 9

PHÂN LOẠI BỆNH VIÊM CƠ KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN( Thomas P.Habif, 2004 )

Nhóm I: viêm đa cơ
Nhóm II: viêm bì cơ
Nhóm III: VĐC hoặc VBC có bệnh ác tính
Nhóm IV: VĐC hoặc VBC ở trẻ em
Nhóm V: VĐC hoặc VBC kết hợp với bệnh mạch- sợi tạo keo

PHÂN LOẠI VIÊM BÌ CƠ / VIÊM ĐA CƠ(Guideline of Care of Dermatomyositis. J Am Acad Dermatol 1996)

Viêm bì cơ
*. Không có yếu cơ

*. Có yếu cơ
+ Người lớn:
. Kết hợp với K
. Không kết hợp với K
+ Trẻ em

Viêm đa cơ
. Người lớn
. Trẻ em
. Viêm cơ thể vùi
. Kết hợp (viêm cơ + bệnh mô liên kết)

SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN VIÊM BÌ CƠ (Theo J.L. Jorizzo, 2003)
Đánh giá cho trẻ em cũng tương tự nhưng không có tầm soát ung thư, mặc dù các bác sĩ nhi khoa không tán thành EMG hoặc sinh thiết cơ.

Kết luận
Đây là một trường hợp viêm bì cơ điển hình ở trẻ em, đáp ứng tốt với corticoid. Triệu chứng cơ có thể đi trước hoăc sau triệu chứng da nên lúc đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh của chuyên khoa thần kinh.Việc nghĩ đến bệnh này để có hướng chẩn đoán và điều trị sớm là hết sức cần thiết nhằm tránh được hậu quả tàn phế do tổn thương cơ gây ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Academy of Dermatology Association- Guidelines of Care for Dermatomyositis – Practice Management- 1996.
2. J. L. Bolognia, J. L. Jorizzo, R. P. Rapini – Dermatomyositis – Dermatology - Mosby, 2003. 155-162.
3. T.P. Habif – Dermatomyositis and Polymyositis – Clinical Dermatology - Mosby, 2004. 607- 612.
4. B.M. Karnath – Signs of Dermatomyositis – Hospital Physician – April 2005. 41 – 44.
5. R.A. Koler, A. Montemarano-Dermatomyositis- American Family Physician- Nov 1, 2001; V.64, N.9.1565-1572

Thursday, March 16, 2006

Hoi So Vo

Kính vợ đắc thọ
Sợ vợ sống lâu
Nể vợ bớt ưu sầu

Để vợ lên đầu
Là trường sinh bất tử ...

Đánh vợ nhừ tử
Là đại nghịch bất đạo

Vợ hỏi mà nói xạo
Là trời đất bất dung

Chê vợ lung tung
Là ngậm máu phun người

Gặp vợ mà không cười
Là có mắt không tròng

Để vợ phiền lòng
Là tru di tam tộc

Vợ sai mà hằn hộc
Là trời đánh thánh đâm

Vợ gọi mà ngậm câm
Là lòng lang dạ sói

Để vợ nhịn đói
Là tội nhân thiên cổ

Để vợ chịu khổ
Là bất tài vô dụng

Trốn vợ đi " ăn vụng"
Là ngũ mã phanh thây

Bs Nguyễn Vũ Nguyên
Chuyên khoa II Sợ Vợ
Hội viên hội Sơ Vơ, mặc dù chưa có vợ

Wednesday, March 15, 2006

Saturday, March 11, 2006

Medline Plus

* HEALTH TOPICS: Start here with over 700 topics on conditions, diseases and wellness

* DRUGS & SUPPLEMENTS: About your prescription and over-the-counter medicines, herbs and supplements

* MEDICAL ENCYCLOPEDIA: Includes pictures and diagrams

* DICTIONARY: Spellings and definitions of medical words

* NEWS: Current health news and press announcements

* DIRECTORIES: Find doctors, dentists and hospitals

* OTHER RECOURCES: Local health services, libraries, organizations, international sites and more

Medical Encyclopedia

The A.D.A.M. Medical Encyclopedia includes over 4,000 articles about diseases, tests, symptoms, injuries, and surgeries. It also contains an extensive library of medical photographs and illustrations. For more information about A.D.A.M., see its content review board.

Friday, March 10, 2006

Lop truong & lop pho

  Posted by Picasa

Giang vien va hoc vien nam 1 & 2

  Posted by Picasa

Free English

This is the new home of free-TOEFL, free-TOEIC and freeEnglish.com

Common Errors in English

eMedicine Online Dictionary

Stedman's Medical Dictionary, 27th edition Copyright © 2003 Lippincott Williams & Wilkins. All rights reserved.

Medical Pronunciations

Bs Tam, Bs Trang, Bs Trung (GV), Bs Cuc, Bs Huynh, Bs Chau, Bs Dao

 Posted by Picasa

Thursday, March 09, 2006

Pink Valentine

20 Giai điệu ngọt ngào

Nhac Trinh Cong Son

A New Beginning (Video)

Phạm Quỳnh Anh